Lỗi 508 Resource Limit Is Reached là một lỗi khá phổ biến hiện nay, nhất là đối với các chủ sở sở hữu trang web. Phần lớn mọi người sẽ gặp lỗi 508 Resource Limit Is Reached trong trường hợp Hosting mà trang web đó đang sử dụng có băng thông bị tắc nghẽn hoặc sử dụng vượt quá giới hạn tài nguyên được cho phép. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, buộc các chủ sở hữu website phải gia tăng độ bảo mật cho trang web của mình.
Lỗi 508 Resource Limit Is Reached là gì?
Lỗi 508 Resource Limit Is Reached là hiện tượng website không thể truy cập được do đột ngột sử dụng quá mức băng thông hoặc tài nguyên được cho phép và nhận thông báo lỗi ngay trên trình duyệt web với nội dung “Resource Limit Is Reached. The website is temporarily unable to service your request as it exceeded resource limit. Please try again later.”
Lỗi này xảy ra ở máy chủ và có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, như sử dụng quá mức CPU và RAM của máy chủ. Hoặc trong cùng một thời điểm có nhiều tiến trình cần xử lý như: đột nhiên xuất hiện lưu lượng truy cập website cao bất thường.
Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi 508
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra lỗi là do vấn đề về băng thông và giới hạn tài nguyên được cho phép. Nhưng điều gì khiến chúng sinh ra lỗi, chúng ta cần xem xét kỹ hơn trong nội dung dưới đây.
Do quá tải số lượng người truy cập
Trang web của bạn đột nhiên nhận được lượng truy cập rất cao. Trường hợp này có thể xảy ra 2 tình huống hoặc là đến tự nguồn Traffic tự nhiên do website của bạn đột nhiên nổi tiếng ở đâu đó hoặc là trang web bị tấn công DDOS (tấn công từ chối dịch vụ).
Website bị tấn công DDOS
DDOS (Tấn công từ chối dịch vụ) là tình huống khi ta truy cập vào một đường dẫn (URL) của một website, thì một yêu cầu sẽ được gửi tới máy chủ của website đó như một tín hiệu để được xem nội dung trên trang web. Tùy theo mức băng thông, mà máy chủ web có khả năng xử lý một số yêu cầu nhất định trong cùng một thời điểm.
Do đó, nếu kẻ tấn công gửi quá nhiều yêu cầu đến máy chủ cùng một lúc sẽ dẫn đến quá tải và nó sẽ không thể xử lý thêm các yêu cầu khác nữa. Đây chính là một dạng tấn công "từ chối dịch vụ", vì máy khách không thể truy cập vào trang web hay dịch vụ đó nữa.
Website đột ngột tăng lưu lượng truy cập
Một trường hợp khác là website của bạn đột nhiên tăng nguồn Traffic tự nhiên đến từ người dùng thật, chứ không phải 1 cuộc tấn công DDOS. Ví dụ, các website trường học, có chức năng cho phép sinh viên đăng ký môn học trong một thời gian cụ thể. Thì vào đúng thời gian quy định đó, website của trường có thể bị “sâp” với lỗi 508 Resource Limit Is Reached do có quá nhiều sinh viên truy cập cùng một lúc.
Mặt khác, lỗi này không liên quan gì đến dung lượng lưu trữ hosting của website. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, băng thông giống như đường ống dẫn nước đến bồn chứa nước (hosting). Trong quá trình dẫn nước đó, thì đường ống dẫn đột ngột bị nghẽn lại do tắc hoặc lượng nước đổ về đột ngột tăng vượt quá sức chứa của đường ống.
Không có khái niệm về băng thông không giới hạn như cam kết của các nhà cung cấp trên internet. Mọi đường truyền đều có giới hạn của nó, vấn đề là bạn có sử dụng đến ngưỡng của nó hay không.
Do quá tải bởi tập lệnh hoặc ứng dụng mà website đang dùng
Tình huống này thường xảy ra với các website lâu đời không được cập nhật về mã nguồn hoặc các trang CMS như Wordpress có plugin đang dùng đã lỗi thời. Trong một số tình huống, các phần mềm đó trên máy chủ đã được cập nhật và gây ảnh hưởng đến các ứng dụng hoặc tập lệnh lỗi thời đó, khiến chúng hoạt động sai.
Thông thường, các tập lệnh hoặc ứng dụng thường trở nên "tốn nhiều tài nguyên" hơn vì chúng phải liên tục chạy hoặc bị rơi vào vòng lặp vô tận khiến tài nguyên máy chủ phải tiêu tốn để duy trì nó. Khi đó, website của bạn sẽ hiển thị lỗi cho đến khi ứng dụng bị buộc dừng hoặc giới hạn tài nguyên trên website của bạn được tăng lên.
Do dùng chung hosting - Hosting giá rẻ - Hosting share
Hầu hết các website cá nhân và web của công ty mới khởi nghiệp thường thích mua gói hosting dùng chung Linux, đây là một trong những giải pháp giúp tiết kiệm chi phí khi vận hành trang web.
Tuy nhiên, hệ điều hành CloudLinux được xây dựng cho các máy chủ với mục đích là duy trì sự cân bằng giữa nhiều người dùng và ngăn một người dùng tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn những người dùng chung khác.
Do đó, bất cứ khi nào người dùng sử dụng tài nguyên vượt quá giới hạn của họ do hình ảnh, tập lệnh hoặc mã nguồn trang web nặng, chưa được tối ưu hóa trong môi trường chia sẻ, họ sẽ gặp lỗi này và trang web của họ sẽ tạm thời không thể truy cập được. Hay nói cách khác, nếu website của bạn sử dụng vượt quá ngưỡng tài nguyên được cho phép trên hosting dùng chung thì hệ thống sẽ tự động báo lỗi 508 (hệ thống được lập trình sẵn để xử lý những trang web sử dụng vượt quá giới hạn tài nguyên). Và lỗi này chỉ xảy ra trên chính website của bạn, và những web dùng chung hosting khác không bị ảnh hưởng.
Hoặc một trường hợp khác là bạn đang lưu trữ trang web của mình trên một hosting dùng chung với hàng trăm người dùng khác và trang web của họ. Khi trang web của bạn bắt đầu nhận được ngày càng nhiều lưu lượng truy cập, máy chủ lưu trữ tất cả các trang web của bạn và của cả “hàng xóm” chắc chắn sẽ xử lý ngày càng nhiều yêu cầu để đáp ứng nhu cầu Traffic ngày càng tăng của bạn.
Giả sử Traffic của website bạn tăng theo thời gian mỗi ngày, thì cuối cùng nó sẽ đạt đến giới hạn tài nguyên cho tất cả các trang web được lưu trữ trên đó. Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện ra xu hướng này trước khi nó xảy ra và thoát được lỗi 508.
Một số lý do khác
Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến phía trên thì website của bạn cũng có thể gặp lỗi 508 khi bị spam bình luận. Các biểu mẫu liên hệ trên web có thể trở thành mục tiêu tấn công của các bot tự động. Trong khi bot hoạt động, nhiều kết nối được mở, làm cạn kiệt tài nguyên có sẵn. Do đó, các giới hạn bị vượt quá và lỗi 508 được hiển thị cho bất kỳ ai cố gắng truy cập trang web.
Cách xử lý lỗi 508 Resource Limit Is Reached
Tùy tình huống website gặp phải mà chúng ta có cách xử lý lỗi 508 khác nhau. Thông thường, các sự cố về kỹ thuật bạn nên liên hệ với các công ty có chuyên môn để hỗ trợ giải quyết nhanh chóng. Còn đối với các sự cố cơ bản, bạn có thể tự xử lý bằng cách tăng băng thông/tài nguyên của trang web hoặc giảm số lượng tài nguyên mà web đang sử dụng xuống. Cụ thể như sau:
Kiểm tra việc sử dụng tài nguyên trên web
Trước tiên, bạn đăng nhập vào tài khoản quản trị host của mình (cPanel, hoặc hosting dashboard). Sau đó, kiểm tra giới hạn tài nguyên đang được sử dụng và nhật ký hoạt động của máy chủ. Nó sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Chẳng hạn như: website của bạn có nhận được lượt truy cập lạ nào không?
Lưu ý: các giới hạn bạn thấy trên trang web của mình sẽ nhỏ hơn một chút so với giới hạn thực tế.
Kiểm tra các ứng dụng đang chạy ngầm trên web
Đôi khi nó có thể là một ứng dụng đang chạy trên trang web của bạn hoặc một plugin xấu nếu bạn đang sử dụng một trang web dựa trên WordPress. Vì vậy, trong trường hợp này, bạn nên cập nhật CMS, theme và plugin của mình, đồng thời, áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật phù hợp.
- Vô hiệu hóa tất cả các plugin và kích hoạt lại chúng từng cái một
Hầu hết các trang web đang chạy trên Wordpress hoặc nền tảng CMS (hệ quản trị nội dung) đều có một loạt các tiện ích mở rộng hoặc plugin để nâng cao chức năng của nó. Nhưng một vài trong số chúng tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn, vì vậy bạn có thể vô hiệu hóa chúng và kiểm tra từng cái một để theo dõi.
- Hủy kích hoạt child theme của bạn
Hy vọng rằng lỗi của bạn đã được khắc phục hoặc được ghi nhận nhưng nếu bạn vẫn gặp sự cố, hãy thử hủy kích hoạt “child theme” từ trang quản trị WordPress và kiểm tra xem nó có gây ra sự cố hay không. Tuy nhiên, bạn có thể nhanh chóng kiểm tra điều này bằng cách hoán đổi tạm thời với “Parent theme”.
Ngoài lề: Child theme là một chủ đề (template) kế thừa chức năng và giao diện của một template khác, được gọi là Parent Theme. Các Child Theme được dùng để sửa đổi giao diện hiện có trong khi vẫn duy trì được mẫu thiết kế và code gốc.
Mở rộng gói hosting hoặc tìm nhà cung cấp hosting khác
Nếu nguyên nhân của website bạn đến từ việc dùng chung hosting hoặc sử dụng gói hosting giá rẻ thì bạn có thể nhanh chóng xử lý tình huống này bằng cách thay đổi gói hosting của mình.
Nếu bạn đang làm SEO, thì tốt nhất bạn nên tìm một nhà cung cấp hosting uy tín và dùng hosting riêng cho website của mình nếu không muốn website bị tụt traffic hay nhận các án phạt về tác vụ thủ công từ Google. Bởi việc dùng chung hosting rất dễ bị Google đánh đồng là spam, nếu không may host bạn dùng có nhiều website spam.
Đặt mã CAPTCHA để ngăn các cuộc tấn công tự động
Để ngăn chặn các bot tự động được lập trình sẵn để spam bình luận, tự động điền và gửi thông tin vào biểu mẫu liên hệ, bạn có thể đặt mã CAPTCHA cho mỗi lần gửi yêu cầu về máy chủ.
Liên hệ với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật
Nếu không có cách nào ở trên hiệu quả để bạn hiểu tại sao lại gây ra lỗi này, thì bạn nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting của mình và yêu cầu họ kiểm tra lỗi này cho bạn. Hoặc bạn có thể thử liên hệ với LPTech - chúng tôi có đội ngũ chuyên gia về vấn đề bảo mật website, hosting và server. Chúng tôi có thể khắc phục lỗi 508 Resource Limit Is Reached cho website của bạn nhanh chóng.
Kết luận
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ lỗi 508 Resource Limit Is Reached là gì và cách xử lý lỗi này. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ hoặc chưa thể khắc phục được các sự cố trên website của mình, bạn có thể để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi và hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.