Tóm Tắt
4 Điều cần lưu ý khi Tối ưu hóa URL:
Khi thực hiện SEO Onpage cho một trang web thì điều chắc chắn là phải liên quan tới từ khóa. URL là một phần không thể thiếu trong SEO Onpage và một website thân thiện với công cụ tìm kiếm thì phải chứa từ khóa sao cho phù hợp với nội dung website. Sau đây là 4 lưu ý khi tối ưu hóa URL trong SEO Onpage mà bạn nên biết.
1. Từ được sử dụng trong URL
Nhìn vào sơ đồ hình vẽ trên, bạn có thể thấy Url gồm nhiều bộ phận khác nhau và trong đó có sự hiện diện của từ khóa để đạt được việc tối ưu SEO cho website. Trong các thành phần của Url bao gồm tên miền, tên thư mục, tên trang,… đều có chứa từ khóa cần SEO. Điều này không bắt buộc nhưng nếu bạn có thể đặt từ khóa vào tên miền, tên thư mục,… thì việc các công cụ tìm kiếm index website của bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn, trả lại từ khóa chính xác cho website.
Ngoài việc sử dụng từ khóa trong Url thì bạn cũng cần tối ưu cho cấu trúc của nó.
– Mô tả cho Url: Nếu bạn không sử dụng từ khóa trong Url thì có thể dùng phần mô tả Url để mô tả cho nội dung của trang website. Việc sử dụng mô tả cho Url và mô tả chính xác sẽ đem lại điểm cộng cho website của bạn trong SEO.
– Url ngắn gọn: Url càng ngắn càng tốt, nên để dưới 100 ký tự vì Url ngắn khả năng đọc và phân tích của công cụ tìm kiếm đối với nó sẽ nhanh hơn, tăng tốc độ index website. Và Url phải dễ đọc cho người dùng cũng như cho spider, dễ viết, không nên chứa các ký tự đặc biệt như @, %, &,… và nên sử dụng dấu “-” để phân cách giữa các từ.
– Ưu tiên từ khóa quan trọng đứng trước: Nên đặt những từ khóa quan trọng đứng trước trong Url và từ khóa quan trọng nhất sẽ đứng gần tên miền nhất và theo thứ tự giảm dần.
– Không lặp lại từ: Không nên lặp lại từ giữa các bộ phận cấu tạo trong Url như www.domain.com/services/services.php, thay vào đó bạn có thể sử dụng www.domain.com/services/web-services.php
– Tiêu đề các trang khác nhau: Bạn không được để các trang có tiêu đề bài viết hoàn toàn giống nhau.
– Sử dụng nhiều từ khóa: Tránh việc sử dụng nhiều từ khóa trong một Url, như vậy các công cụ tìm kiếm sẽ cho rằng bạn đang spam từ khóa và đánh giá thấp cho trang website, không tốt cho việc SEO.
– Không nên sử dụng chữ in hoa trong Url. Ví dụ, dịch vụ SEO Google chọn tên miền là http://dichvuseogoogle.net/ có chứa từ khóa nhưng sử dụng chữ in thường.
2. Chuyển Url động sang Url tĩnh
Url động là Url được tạo ra bởi CMS (Content Management System – Hệ thống quản lý nội dung) và máy chủ nếu bạn không cài đặt Url cho nó. Trong Url động thường có chứa nhiều ký tự đặc biệt không thân thiện với SEO, làm giảm tốc độ index của các công cụ tìm kiếm trên các Page này.
Một ví dụ cho Url động là
http://levanphu.info/wp-admin/post.php?post=67&action=edit
Các bạn có thể thấy trong Url này có chứa các ký tự như ?, & làm cho Url không thân thiện với SEO.
Ngược lại, Url tĩnh dễ đọc, tốc độ index website nhanh hơn, tỷ lệ người dùng click nhiều. Ví dụ cho Url tĩnh là:
http://levanphu.info/toi-uu-hoa-url-trong-seo
3. Giữ Url không đổi
Sau khi Google đã index Url của bạn thì không nên thay đổi cấu trúc của URL nữa. Vì nếu bạn thay đổi cấu trúc đồng nghĩa với việc bạn muốn bắt đầu lại từ đầu cho chiến lược SEO của mình.
Nếu bắt buộc phải thay đổi, bạn có thể dùng “redirect 301” để chuyển URL cũ sang URL mới. Điều này sẽ giúp Search Engine chuyển Pagerank, độ ưu tiên, thứ hạng… từ URL cũ sang URL mới và không gây ảnh hưởng nhiều tới website của bạn.
Tuy nhiên, bạn nên xác định Url chuẩn SEO ngay từ đầu vì việc bạn thay đổi Url sẽ làm cho website bị tụt hạng nghiêm trọng.
4. Sử dụng các tiểu lĩnh vực
Thay vì sử dụng tên miền phụ thì bạn sử dụng các tiểu mục sẽ được công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn. Tên miền phụ được công cụ tìm kiếm đánh giá là một thực thể riêng biệt không liên quan tới website của bạn. Nhưng các tiêu mục thì khác, nó hoàn toàn thuộc website của bạn và bạn có thể xác định các nhóm từ khóa cần SEO vào một danh mục.