5 yếu tố cần chú ý đối với thiết kế UX trong thực tế ảo (VR)

5.0/5 (1 Reviews)

Tóm Tắt

 

Cùng với đó, các web designer cũng đang chú ý đến các ứng dụng, các thiết kế dành riêng cho VR. Các kỹ thuật WebVR tân tiến kết hợp với thiết bị VR cùng mạng internet sẽ giúp cho người dùng có thể trải nghiệm nhiều điều thú vị chỉ ngay ở trong phòng.

Năm 2016 được gọi là năm khởi nguyên của công nghệ thực tế ảo (VR), từ năm 2017 về sau thị trường VR được dự đoán sẽ phát triển nhanh chóng.

Từ sau khi smartphone (điện thoại thông minh ) được phổ cập, các app (ứng dụng), các page (trang) dành cho smartphone cũng được phát triển nở rộ.

5 yếu tố cần chú ý đối với thiết kế UX trong thực tế ảo (VR)

Tăng cường các yếu tố mang tính tương tác

Những trải nghiệm do VR mang lại cho người dùng sẽ có tính tương tác phức tạp hơn nhiều so với thế giới 2D, 3D mà chúng ta thường thấy trên điện thoại hay trên máy tính.

Đương nhiên, dù là máy tính hay smartphone thì chúng cũng đều có thể đem lại những trải nghiệm thú vị cho người dùng. Tuy nhiên, không giống như smartphone, VR có tính tương tác liên tục và tương tác với người qua những giác quan như thính giác, khứu giác và xúc giác..

Thiết kế trong VR sẽ phải ứng với từng thao tác của người dùng, và tính tương tác của nó sẽ thay đổi theo phản ứng của người dùng với thiết kế đó.

Thời gian tới đây, việc triển khai các thiết bị để các thiết kế UX có thể dự đoán hoạt động cũng như nhanh chóng nắm bắt được các hoạt động của người dùng là một vấn đề cấp thiết.

Hiện nay, trên thị trường cũng đã xuất hiện các thiết bị VR có gắn Eye tracking, tuy nhiên người ta cũng dự đoán rằng trong tương lại không xa sẽ xuất hiện các thiết bị VR có gắn cảm ứng về khứu giác,...

Sử dụng dễ dàng, an toàn

Các yếu tố cần thiết để giúp người dùng có thể trải nghiệm thành công trong thế giới ảo (VR) đương nhiên chính là các yếu tố thực.

Tuy nhiên cũng không thể nói rằng chỉ cần các yếu tố đó là có thể thiết kế trải nghiệm thế giới ảo (VR) hoàn hảo. Bởi yếu tố quan trong nhất vẫn chính là yếu tố "an toàn"

Khi sử dụng VR, về cơ bản chúng ta sẽ phải sử dụng kính VR phủ toàn bộ mắt và tai bạn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp lạm dụng sử dụng kính VR khiến cho thị giác và thính giác bị tổn hại, cảm nhận về phương hướng bị rối loạn. Chính vì vậy yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu.

Đảm bảo yêu cầu về “tính vật lý” và “tính tâm lý”

Để phòng tránh các căn bệnh liên quan đến sử dụng kính VR cần phải giảm thiểu các tác động tăng tốc, giảm tốc đột ngột, đồng thời các web designer cũng cần phải chú ý đến các tác động vật lý mà VR gây ra cho cơ thể.

VR không chỉ đảm bảo về tính vật lý mà đồng thời còn phải đem lại sự thoải mái về tâm lý.

Ví dụ: Có nhiều người cảm thấy lo lắng, bất an khi ở những nơi quá cao, quá hẹp hay quá rộng,… Không gian trong VR không chỉ đem lại những cảm xúc tích cực mà ngược lại đôi khi nó khiến cho người sử dụng cảm thấy sợ hãi trước không gian đó.

Ngoài ra, các nội dung tương tự game chiến đấu có sử dụng VR cũng cần phải được quan tâm. Bởi tùy từng người mà trải nghiệm sử dụng là khác nhau.

Ví dụ đơn giản như: thông qua VR, người sử dụng có thể cảm nhận được có người phía trước mặt ném một thứ gì đó về phía bản thân. Tuy nhiên tùy theo người dùng mà mỗi người có những phản xạ khác nhau: có người sẽ ném lại, nhưng có những người sẽ né tránh,...

Thời gian sử dụng hợp lý

Có rất nhiều trường hợp do người dùng sử dụng kính VR trong một thời gian dài dẫn đến mắc các bệnh liên quan đến hội chứng mô phỏng.

Có khá nhiều nội dung VR kéo dài từ 2~3h, trong khi có một số người dùng chỉ sử dụng tai nghe VR trong khoảng 30~60 phút đã cảm thấy khó chịu.

Theo VRFocus, kỉ lục sử dụng VR liên tục không ngừng đang ghi nhận con số lên đến 50h liên tục. Tuy nhiên nếu sử dụng liên tục như vậy sẽ khiến cho người dùng mắc các căn bệnh trầm cảm.

Khi quá lạm dụng việc sử dụng kính VR, nó sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý mà còn gây tổn hại về sức khỏe của người dùng.

Để người dùng VR có thể sử dụng an toàn thì việc đưa ra các cảnh báo cho người dùng là một điều không thể thiếu.

Hiển thị ở tầm nhìn thích hợp

Theo các bác sĩ chuyên khoa về phẫu thuật cột sống, khi nhìn vào smartphone liên tục thì tùy theo góc độ nhìn mà có thể gây áp lực lên cột sống tối đa là 30 kg.

Nếu sử dụng smartphone liên tục 2h mỗi ngày thì 1 năm cột sống sẽ phải chịu áp lực trong 730hĐó mới chỉ là con số tính riêng cho việc sử dụng smartphone không bao gồm các hoạt động khác. Và con số này cũng có thể là con số sẽ xảy ra đối với VR.

Chính vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp để làm giảm thiểu con số đó.

Tổng kết

Có thể thấy trong các sản phẩm VR gần đây, có nhiều sản phẩm đã thực hiện cải tiến rất nhiều để đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng như: loại bỏ các chuyển động đổi hướng mang tính đột ngột, tốc độ di chuyển được hạn chế về tốc độ đi bộ,....

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2020, VR được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh chóng nên nếu nắm vững 5 yếu tố này trong thiết kế VR sẽ giúp bạn dễ dàng thành công trong việc thiết kế thực tế ảo (VR).

Dịch vụ seo