Tóm Tắt
Thiết kế web code thuần php hay còn gọi là code tay với code bằng mã nguồn ở như wordpress, joomla thì có lợi, có hại như thế nào? Cái nào tối ưu hơn?
Hãy cùng tôi phân tích trong bài viết này về thiết kế web code thuần và thiết kế web sử dụng CMS nhé.
Thiết kế web code tay là gì ?
Website code tay (Website code thuần php) là một thuật ngữ chỉ việc một Website được xây dựng từ đầu bởi một người, một nhóm người hay tổ chức. Ở Việt Nam thì khá thịnh hành hình thức này. Code tay có nghĩa lập trình viên khi xây dựng Website sẽ phải làm một khối lượng công việc rất lớn, tự định nghĩa, xây dựng các hàm, thư viện để xử lý bài toán của mình.
Trái ngược với mã nguồn mở, code tay đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn lập trình sâu, kinh nghiệm vững vàng, thao tác bài bản. Theo đó, website được thực hiện bằng code tay sẽ được lập trình từ A – Z, từ khâu vẽ sơ đồ chức năng cho tới nội dung từng phần bên trong web, đảm bảo tối ưu hóa được dung lượng, khả năng vận hành nhanh cũng như tính ổn định của trang web đó.
Điều tốt ở đây đó là khả năng tùy biến tốt theo nhu cầu của bài toán, bạn có thể làm bất kỳ thứ gì bạn muốn, bất kể chúng có logic hay không. Người lập trình có thể code tay như kể trên phải là người có kiến thức và am hiểu, khả năng website có tốt hay không hoàn toàn bị phụ thuộc vào trình độ của họ.
Có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ thiết kế Website code thuần (code tay) cho khách hàng của mình, chúng có những ưu điểm, nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn góc nhìn đúng về code tay trong một phạm vi tổng thể hơn.
Thông thường, các developers sẽ sử dụng kèm Framework để hỗ trợ quy trình thiết kế của mình. Nó giống như một khung sườn, giúp các lập trình viên có thể dự vào đó để tạo nên một website hoàn chỉnh. Nhờ có Framework, bạn sẽ giảm được khoảng 20% công việc và nội dung còn lại của website.
Thiết kế web CMS là gì ?
CMS viết tắt của cụm từ Content Management System, thường được gọi là “hệ thống quản trị nội dung”. Đây được xem như một trung tâm điều khiển các thao tác đặc biệt, những nội dung được phép hiển thị trên một website. CMS giúp bạn xây nội dung tới 70 – 80%, việc còn lại của bạn chính là hoàn thiện chúng.
Có CMS, việc thiết kế website trở nên đơn giản, tiện lợi hơn. Thậm chí, bạn không cần biết quá sâu về lập trình. Tuy nhiên, cũng có những bất lợi khi sử dụng CMS.
Với những công ty thiết kế và lập trình website, CMS có thể gây ra những phụ thuộc vào mã nguồn, giảm tính sáng tạo. Nhưng đổi lại sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được khoản chi phí khá lớn khi không cần xây dựng website từ đầu, rút ngắn thời gian đáng kế, nâng cao năng suất thiết kế website.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi các yếu tố nằm trong 70% ban đầu hay muốn thêm bớt cho website thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Đòi hỏi bạn cần có một đội ngũ thật giỏi. Nếu không, việc thay đổi phần lỗi vốn có đã cố định của CMS có thể dẫn tới tình trạng lỗi hệ thống website.
Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng! Với những website đơn giản như web giới thiệu hay bán hàng thì sẽ không động tới 70% đó, bạn chỉ cần cài đặt thêm theme và plugin là đã có được một web với đầy đủ các chức năng cơ bản.
Phân biệt thiết kế web code tay, thiết kế web CMS và Framework
Trên thực tế, có rất nhiều lập trình viên vẫn gặp phải tình trạng nhầm lẫn giữa khái niệm CMS, Framework với nhau. Vì vậy, dưới đây là phân biệt cụ thể bạn cần biết để không gặp phải tình trạng như trên:
- Code tay: Hình thức viết từng dòng code. Tức là, khi bạn muốn hiển thị một dòng chữ thì bạn cần viết hàng chục dòng code. Thay vì sử dụng những framework có sẵn với 1 dòng lệnh duy nhất để xuất nội dung cần hiển thị. Kể cả khi bạn muốn kết nối API hay web API thì bạn cũng cần tự viết lại hoàn toàn code đó.
- Framework: Hình thức lấy sườn có sẵn từ dịch vụ mà bên thứ 3 cung cấp (nền tảng có sẵn ít nhất 20%) để tiếp tục lập trình và thiết kế website. Tính năng này phổ biến trên các website được lập trình đúc kết, tạo ra thành những framework để tái sử dụng cho những dự án sau đó.
- CMS: Là dạng sử dụng source code có sẵn khoảng 60% để tiếp tục hoàn thiện website, đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng. Khi sử dụng CMS thì có nghĩa là website của bạn nhận được 1 phần lõi code của web. Việc bạn cần làm đó là phát triển giao diện bên ngoài và các tính năng theo nhu cầu.
PHP Framework là gì?
Framework dịch theo tiếng anh có nghĩa là khuôn khổ, còn xét theo mặt lập trình PHP thì Framework là một bộ thư viện được tổ chức theo một mô hình sẵn và tích hợp nhiều thư viện sẵn giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian, đồng thời giải quyết vấn đề tạo ra chuẩn chung cho các lập trình viên khi làm việc nhóm (teamwork)
Khi tất cả các lập trình viên tham gia vào một dự án, đều viết theo một tiêu chuẩn, sử dụng các hàm, thư viện đều được chuẩn hóa. Hiệu suất về xây dựng ứng dụng Web trở nên tường minh và tốt hơn rất nhiều. Điều này rất thuận lợi cho việc bảo trì, phát triển và tiếp quản về sau.
Hay nói cách khác, nếu Website của bạn sử dụng Php Framework, sẽ có rất nhiều công ty, cá nhân có thể tiếp tục phát triển ứng dụng của bạn. Điều này là nguyên tắc quan trọng nhất khi làm các ứng dụng phức tạp, hoặc đảm bảo rằng bạn không phải đập Website của mình làm lại thêm một lần nào nữa.